Cây hồng môn hợp mệnh gì? Cây hồng môn được nhiều người lựa chọn trang trí nhà cửa bởi cây không chỉ đẹp về hình thức mà còn có ý nghĩa tốt đẹp trong phong thuỷ. Bài viết dưới đây của Vua phong thủy sẽ cho bạn biết về cây hồng môn hợp mệnh gì và vị trí đặt hợp phong thủy trong nhà. Không chỉ vậy, cách trồng và chăm sóc cây hồng môn tại nhà vô cùng đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự làm.
Đặc điểm cây hồng môn
Trước khi biết được cây hồng môn hợp mệnh gì, hãy cùng xem đặc điểm của loài cây này trước nhé.
Cây hồng môn còn được nhiều người biết đến với các tên gọi khác như cây buồm đỏ, cây vĩ hoa đỏ hay cây vĩ hoa tròn. Cây thuộc họ ráy, thường mọc thành bụi và có tuổi thọ khá lâu.
Lá cây có hình trái tim rất đặc biệt, cuống lá có hình trụ, cao trung bình khoảng 45cm. Cây hồng môn có hoa màu đỏ tươi hoặc hồng phấn rất nổi bật, hoa nở vào cả bốn mùa, mỗi khi hoa nở sẽ mang theo hương thơm thoang thoảng. Tuy nhiên, nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì nên cân nhắc trước khi trồng. Bởi vì cây có độc hầu hết trên mọi bộ phận, chất độc có thể gây cảm giác ngứa, rát, nổi mẩn đỏ.
Dựa vào kích thước và màu sắc, cây hồng môn được chia thành nhiều loại:
- Dựa vào kích thước: đại hồng môn, trung hồng môn, trung hồng môn và tiểu hồng môn.
- Dựa vào màu sắc: hồng môn đỏ, hồng môn trắng và hồng môn hồng phấn.
Ý nghĩa cây hồng môn trong phong thủy
Đối với người Trung Quốc, màu hồng được xem là màu của sự may mắn, và môn được hiểu là gia môn phú nhân. Do vậy nên nhiều gia đình lựa chọn trồng cây hồng môn trong nhà. Cây hồng môn cũng được các cặp đôi tặng nhau vào các ngày lễ kỷ niệm bởi cây tượng trưng cho tình cảm chân thành và bền chặt.
Ngoài ra, đây cũng là một trong những loại cây được giới kinh doanh ưa chuộng vì cây mang lại sự thuận lợi, tiền tài, của cải đến cho người trồng. Mặt khác, cây được ưa chuộng bởi tác dụng lọc không khí, hút bớt các chất độc hại trong môi trường rất tốt.
Cây hồng môn hợp mệnh gì?
Nếu bạn đang thắc mắc cây hồng môn hợp mệnh gì? Câu trả lời sẽ là người mệnh Hỏa vì loài cây này sở hữu hoa màu đỏ – màu sắc tương hợp với người mệnh Hoả.
Người mệnh Hoả là người tự tin, kiên quyết theo đuổi mục tiêu đến cuối cùng, đặc biệt là trong công việc. Nhưng họ lại có tính tình khá nóng nảy và khó kiềm chế cảm xúc của mình khi tức giận.
Cây hồng môn sẽ giúp họ kiềm chế nóng giận tức thời, suy nghĩ thấu đáo trước khi nói để không mất lòng người khác. Nhờ sắc xanh của lá mà cây sẽ làm dịu đi tính bốc đồng vốn có của bản mệnh này, giúp họ bình tĩnh giải quyết vấn đề một cách khéo léo, thông minh. Ngoài ra, cây hồng môn có màu trắng nên cũng khá phù với người mệnh Kim và mệnh Thuỷ.
Cây hồng môn hợp tuổi nào?
Bên cạnh câu hỏi cây hồng môn hợp mệnh gì thì nhiều người cũng thắc mắc những tuổi hợp trồng cây hồng môn.
- Người mệnh Hoả: 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995, 2008, 2009, 2016, 2017, 2024,…
- Người mệnh Kim: 1954, 1955, 1962, 1963, 1970, 1971, 1984,1985, 1993, 1993, 2000, 2001, 2014, 2015, 2023,…
- Người mệnh Thuỷ: 1952, 1953, 1966, 1967, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013,…
Vị trí đặt cây hồng môn trong phong thủy
Để cây phát huy tối đa tác dụng, khi đặt cây bạn cần lưu ý những điều sau:
Vị trí
Bạn nên đặt cây vào những nơi sang trọng, thông thoáng như phòng khách, bàn làm việc hay văn phòng công ty. Tuyệt đối không nên đặt cây trong phòng ngủ vì cây sẽ lấy nhiều khí oxy vào ban đêm khiến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe giảm sút.
Hướng đặt
Cây hồng môn không đặt theo một hướng nhất đinh mà sẽ phụ thuộc vào bản mệnh của gia chủ, cụ thể:
- Mệnh Hoả: Hướng chính Nam.
- Mệnh Kim: Hướng Tây hoặc Tây Bắc.
- Mệnh Thuỷ: Hướng chính Bắc.
- Mệnh Mộc: Hướng Đông hoặc Đông Nam.
- Mệnh Thổ: Hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng môn
Bất cứ cây nào bạn cũng cần biết cách trồng và chăm sóc thì cây mới phát triển tốt được và cây hồng môn cũng không phải ngoại lệ.
Cách trồng cây hồng môn
- Chọn giống cây: Chắc khỏe, không sâu bệnh và đã được ươm từ 4 tháng trở lên. Có nhiều phương pháp nhân giống nhưng đa số người trồng sử dụng phương pháp chiết cành.
- Chọn đất: Giàu dinh dưỡng, tơi xốp như đất phù sa, đất mùn,…Bạn nên trộn đất với phân chuồng, xơ dừa, vỏ trấu,… trước khi trồng. Sau khi trồng bạn nên rải thêm một lớp đá phía trên vừa để hạn chế lượng hơi nước thoát ra, vừa mang lại yếu tố thẩm mỹ cao.
- Chọn lựa chậu hoặc bình phù hợp với kích thước của cây. Khi cây hồng môn đã ra nhiều rễ con, bạn có thể sử dụng bình thuỷ tinh để trồng cây trong nước vừa đẹp, vừa dễ quan sát các vấn đề của cây. Còn nếu trồng trong chậu bạn chỉ cần đặt cây ở giữa chậu, lấp đất lại và tưới nước thường xuyên cho đến khi cây ra nhiều rễ con.
Cách chăm sóc cây hồng môn
Cây hồng môn khá dễ sống nhưng bạn cũng cần đảm bảo những điều sau khi chăm sóc cây:
- Nước: Bạn nên tươi nước 1-2 lần/tuần và mỗi lần tưới khoảng 100-200ml nước.
- Nhiệt độ: Bạn hãy chọn những vị trí thoáng mát để đặt cây vì cây phù hợp với nhiệt khoảng 25-30 độ C. Không đặt cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và cây sẽ nhanh chóng bị cháy lá và chết.
- Ánh sáng: Bạn nên mang cây ra chỗ có ánh sáng mặt trời vào sáng sớm hoặc chiều muộn, mỗi tuần khoảng 2-3 lần. Không nên đặt cây vào phòng ngủ vì cây vừa không tiếp nhận được ánh sáng, vừa hấp thụ oxy ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
- Sâu bệnh: Khi cây hồng môn bị các mầm bệnh tấn công, bạn cần cắt bỏ những lá vàng, lá già và nhổ cỏ xung quanh để ngăn nguồn bệnh. Đồng thời nên bón thêm phân để bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời.
Kết luận
Bài viết trên đã giải đáp đầy đủ mọi thắc mắc về câu hỏi “Cây hồng môn hợp mệnh gì”. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ về ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc cây. Bạn đừng chần chừ gì mà hãy rinh ngay cho mình một cây hồng môn về chưng Tết để mang lại may mắn trong năm mới nhé.